Văn hóa Afghanistan

Bài chi tiết: Văn hóa Afghanistan
Minaret of Jam.

Người Afghanistan tự hào về tôn giáo, quốc gia, tổ tiên, và trên tất cả là nền độc lập của họ. Như những người dân vùng cao nguyên khác, người Afghanistan được cho là nhanh nhạy và mến khách, vì họ rất coi trọng danh dự cá nhân, vì sự trung thành với dòng tộc và vị sự sẵn sàng mang theo và sử dụng vũ khí để giải quyết các tranh chấp.[82] Vì các cuộc tranh chấp bộ tộc và những cuộc tàn sát phong kiến đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của họ từ xa xưa, kiểu chủ nghĩa cá nhân tiêu biểu này đã là một trở ngại lớn đối với những kẻ xâm lược từ bên ngoài.

Afghanistan có một lịch sử phức tạp thể hiện qua những nền văn hóa hiện nay của họ cũng như dưới hình thức nhiều ngôn ngữ và công trình kiến trúc khác. Tuy nhiên, nhiều công trình kiến trúc lịch sử quốc gia đã bị tàn phá trong những cuộc chiến gần đây. Hai pho tượng Phật tại Tỉnh Bamiyan đã bị lực lượng Taliban, những kẻ coi đó là sự sùng bái thần tượng, phá huỷ. Các địa điểm nổi tiếng khác gồm các thành phố Kandahar, Herat, GhazniBalkh. Tháp Jam, tại thung lũng Hari Rud, là một địa điểm di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Tấm áo choàng của Muhammad được cất giữ bên trong Khalka Sharifa nổi tiếng tại Thành phố Kandahar.

Buzkashi là một môn thể thao quốc gia tại Afghanistan. Nó tương tự như polo và những người chơi cưỡi trên lưng ngựa chia thành hai đội, mỗi bên tìm cách chiếm và giữ xác một con . Chó sói Afghanistan (một kiểu chó đua) cũng có nguồn gốc từ Afghanistan.

Dù tỷ lệ người biết chữ thấp, thi ca Ba Tư đóng một vai trò rất quan trọng trong văn hóa Afghanistan. Thi ca luôn là một môn học quan trọng tại Iran và Afghanistan, tới mức nó đã thống nhất vào trong văn hóa. Văn hóa Ba Tư, từng, và luôn luôn, có ảnh hưởng lớn trong văn hóa Afghanistan. Những cuộc thi thơ giữa cá nhân được gọi là "musha’era" thường xuất hiện trong những người bình dân. Hầu như mọi gia đình đều sở hữu một hay nhiều tập thơ ở mọi kiểu, thậm chí khi chúng không được mang ra đọc thường xuyên.

Các thổ ngữ phía đông của ngôn ngữ Ba Tư thường được gọi là "Dari". Cái tên này xuất xứ từ từ "Pārsī-e Darbārī", có nghĩa Tiếng Ba Tư của các triều đình hoàng gia. Thuật ngữ Darī cổ – một trong những cái tên gốc của ngôn ngữ Ba Tư – was đã được tái sinh trong hiến pháp Afghanistan năm 1964, và có mục tiêu "biểu thị rằng người Afghanistan coi quốc gia của họ là cái nôi của ngôn ngữ. Vì thế, cái tên Fārsī, ngôn ngữ của người Fārs, thường bị tránh nhắc tới. Theo quan điểm này, chúng ta có thể coi sự phát triển của Dari hay văn học Ba Tư trong thực thể chính trị được gọi là Afghanistan."[83]

Nhiều nhà thơ Ba Tư nổi tiếng trong giai đoạn thế kỷ thứ mười đến thế kỷ mười lăm xuất thân từ Khorasan nơi được coi là Afghanistan ngày nay. Đa số họ cũng là các học giả trong nhiều trường phái khác nhau như ngôn ngữ, khoa học tự nhiên, y học, tôn giáo và thiên văn học.

Đa số những nhân vật trên đều là người Ba Tư (Tājīk) theo sắc tộc và đây vẫn là nhóm sắc tộc lớn thứ hai tại Afghanistan. Tương tự, một số nhà thơ và tác gia tiếng Ba Tư hiện đại, những người khá nổi tiếng trong thế giới sử dụng tiếng Ba Tư, gồm Ustad Betab, Qari Abdullah, Khalilullah Khalili,[84] Sufi Ghulam Nabi Ashqari,[85] Sarwar Joya, Qahar Asey, Parwin Pazwak và những người khác. Năm 2003, Khaled Hosseini đã xuất bản cuốn The Kiterunner, dù chỉ là tiểu thuyết nhưng đã thể hiện đa phần lịch sử, chính trị và văn hóa xảy ra tại Afghanistan từ thập niên 1930 tới nay.

Ngoài các nhà thơ và tác gia, nhiều nhà khoa học Ba Tư cũng có nguồn gốc từ nơi hiện được gọi là Afghanistan. Nổi tiếng nhất là Avicenna (Abu Alī Hussein ibn Sīnā), cha ông xuất thân từ Balkh. Ibn Sīnā, người đã tới Isfahan để lập ra một trường y tại đó, được một số học giả coi là "người cha của y học hiện đại". George Sarton đã gọi ibn Sīnā là "nhà khoa học nổi tiếng nhất của Hồi giáo và một trong những người nổi tiếng nhất ở mọi sắc tộc, địa điểm và thời đại". Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm Sách chữa vết thương (The Book of Healing) và Luật lệ ngành y (The Canon of Medicine), cũng được gọi là Qanun. Câu chuyện về Ibn Sīnā thậm chí đã xuất hiện trong văn học hiện đại Anh qua cuốn Thầy thuốc (The Physician) của Noah Gordon, hiện đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. Hơn nữa, theo Ibn al-Nadim, Al-Farabi, một nhà khoa học và triết học nổi tiếng, cũng xuất thân từ Tỉnh Faryab Afghanistan.

Trước khi Taliban lên nắm quyền lực, thành phố Kabul là nơi có nhiều nhạc sĩ bậc thầy cả về âm nhạc truyền thống và hiện đại Afghanistan, đặc biệt trong lễ hội Nauroz. Ở thế kỷ hai mươi Kabul từng là trung tâm văn hóa được coi như Viên ở thế kỷ mười tám và mười chín.

Hệ thống bộ tộc, quy định cuộc sống của hầu hết mọi người bên ngoài các khu đô thị, và có ảnh hưởng mạnh mẽ theo các thuật ngữ chính trị. Những người đàn ông có một lòng trung thành cuồng nhiệt với bộ tộc của mình, tới mức, khi được kêu gọi, họ sẵn sàng tập trung lại với vũ khí trong tay dưới quyền lãnh đạo của người đứng đầu bộ tộc cũng các lãnh đạo dòng họ (Khans). Trên lý thuyết, theo luật Hồi giáo, mọi tín đồ đều phải đứng lên cầm vũ khí theo lời hiệu triệu (Ulul-Amr) của thủ lĩnh.

Heathcote coi hệ thống bộ tộc là cách thức tốt nhất để tổ chức những nhóm người lớn trong một quốc gia với những khó khăn địa lý, và trong một xã hội, từ quan điểm duy vật, có phong cách sống đơn giản.[82]